Tructiepbongda

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ 14  tỷ lệ cá cược

【tỷ lệ cá cược】Giải pháp nào để chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ?

Tại hội thảo,ảiphápnàođểchốngngậplụtđôthịvenbiểnNamTrungbộtỷ lệ cá cược các đại biểu đến từ 14 đô thị vùng Nam Trung bộ và 10 đơn vị khách mời cùng các chuyên gia đã mổ xẻ nguyên nhân sạt lở, ngập lụt tại các đô thị ven biển trong vùng, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục.

Chuyên gia đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ  - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự hội thảo

PHẠM ANH

Đô thị hóa quá nhanh

Theo thống kê của Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai (Tổng cục Phòng chống thiên tai), từ năm 2015 - 2020, bờ biển TP.Đà Nẵng có 12 điểm sạt lở với tổng chiều dài 8,47 km. Tình trạng sạt lở bờ biển tại đây thường diễn ra vào những thời điểm có thời tiết cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới.

Tại Quảng Nam, trong 10 năm trở lại đây, bờ biển Cửa Đại ở TP.Hội An liên tiếp bị xâm thực, sạt lở. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai nhiều công trình, giải pháp ngăn sạt lở nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Chuyên gia đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ  - Ảnh 2.

Bờ biển Cửa Đại sạt lở vào năm 2022

MẠNH CƯỜNG

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng sạt lở bờ biển cũng đang ở mức báo động. Tốc độ sạt lở bờ biển bình quân từ 5 - 10 m/năm, có những vùng lên đến hơn 30 m/năm. Tổng chiều dài đoạn sạt lở hơn 29 km. Còn lại, toàn bộ đường bờ biển đều có nguy cơ sạt lở, tùy theo diễn biến mưa và dòng chảy tại các khu vực.

Các đô thị ven biển ở Nam Trung bộ cứ mưa là ngập nước. Gần nhất, đợt mưa từ ngày 7 - 20.10, có nơi lượng mưa đo được cao nhất là từ 600 - gần 800 mm và các thành phố trong vùng là Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế… ngập trong nước.

Chuyên gia đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ  - Ảnh 3.

Nhiều tuyến đường ở TP.Quảng Ngãi ngập sâu trong đợt mưa từ ngày 7 - 20.10

PHẠM ANH

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy (chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu) cho rằng trong khoảng 10 năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu làm gia tăng những hình thái thiên tai cực đoan. Trong đó, có thay đổi các quy luật về mưa, tăng các đợt mưa cực đoan, nhiều nhất là 5 năm gần đây. Có nơi, một đợt mưa đo được từ 1.000 - 1.200 mm, bằng lượng mưa cả năm của một địa phương. Đây là tác động của sự biến đổi khí hậu, ngay các đô thị dù có hệ thống thoát nước cũng không tránh khỏi việc ngập lũ lụt.

Nguyên nhân ngập lụt còn do quá trình đô thị hóa phát triển ở vùng thoát lũ, vùng trữ nước, trong khi đó hạ tầng thoát nước đầu tư không theo kịp với tốc độ, còn hệ thống giao thông ngăn cản hướng thoát lũ…

Theo tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch miền Nam (Bộ Xây dựng), quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm giảm thiểu lưu vực thoát nước các dòng sông. Trong khi đó, nước thấm ít, nơi thoát nước bị thu hẹp. Việc đô thị hóa ven sông, xây dựng kè hai bên sông cũng gây nguy hiểm cho hạ nguồn…

Chuyên gia đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ  - Ảnh 4.

Tiến sĩ Lê Quốc Hùng phát biểu tham luận tại hội thảo

PHẠM ANH

Tạo "không gian cho nước" cho đô thị

Theo tiến sĩ Trần Hữu Hoàng Phú (chuyên gia tư vấn quy hoạch), để hạn chế ngập các đô thị ven sông, biển, cần kiểm soát được tình trạng nước thượng nguồn chảy về mạnh mà không có sự che chắn (như hồ đập, rừng cây tự nhiên…). Nếu làm kè, hồ… phía trên đầu vùng thượng nguồn sẽ giảm nhịp độ nước chảy và hạn chế ngập ở đô thị ven sông, biển.

Tiến sĩ Trần Hữu Hoàng Phú cho rằng việc đưa ra bản đồ quản trị rủi ro về ngập lụt rất quan trọng, nơi nào bị ngập thì không cho phát triển đô thị. "Nếu không có bản đồ quản trị rủi ro về ngập nước mà để phát triển đô thị vùng lòng hồ thoát lũ thì chắc chắn không lường trước được hết hậu quả, lại không biết khu vực nào có ngập lũ. Nên khi đô thị hóa vào sẽ xóa đi ranh giới khu vực lũ, thế hệ sau cũng không biết vùng nào có lũ. Vì vậy, phải vẽ ra để sử dụng cho thế hệ sau biết", tiến sĩ Phú đề nghị.

Cũng theo tiến sĩ Trần Hữu Hoàng Phú, các quốc gia tiên tiến đã lưu ý để dành không gian lưu vực sông để chứa trữ và thoát lũ, hai bên để cây tự nhiên cản dòng chảy, thẩm thấu, cản nước tràn vào đô thị… Ngoài ra, dọc theo sông chảy, cần bố trí các hồ chứa để khi có nước lũ cực đoan thì tràn vào.

Chuyên gia đề xuất giải pháp chống ngập lụt đô thị ven biển Nam Trung bộ - Ảnh 5.

Người dân Đà Nẵng sơ tán vì ngập lụt

HUY ĐẠT

Còn tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy cho rằng chiến lược thích ứng truyền thống với biến đổi khí hậu chỉ dựa vào đê kè, nâng nền chỉ phân bố lại rủi ro chứ không thể giảm thiểu được rủi ro. Việc quy hoạch đô thị trước đây không còn phù hợp nữa, phát triển đô thị thời gian đến phải tính đến việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về nguyên tắc, các đô thị phải tập trung tạo "không gian cho nước", tạo các khoảng không gian đa chức năng trên các hành lang thoát lũ. Việc giảm thiểu các vật cản trong khu vực thoát lũ, quản lý hành lang thoát lũ và cải thiện tiêu thoát nước là biện pháp bền vững duy nhất nhằm giảm thiểu mối hiểm họa gắn liền với ngập lụt cả trong hiện tại lẫn tương lai dưới những tác động của biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Ngô Trung Hải, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Tổng thư ký Hiệp hội các đô thị Việt Nam, cũng cho rằng cần lồng ghép các giải pháp ứng phó tác động biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị.

"Trong quy hoạch không gian đô thị, cần xem xét, ưu tiên không gian dành cho tái định cư để ứng phó với tình trạng các đợt mưa lớn xảy ra nhiều hơn và lượng mưa ngày càng tăng cao gây ra các trận lũ quét, xói mòn, ảnh hưởng đến nhà ở, công trình công cộng. Quy hoạch, thiết kế không gian cây xanh, không gian công cộng linh hoạt để thích ứng với thời tiết ngày càng khô nóng, thời gian nắng nóng kéo dài", tiến sĩ Ngô Trung Hải đề nghị.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap